Thời gian: 02 ngày (08-09/10/2020)
Địa điểm: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Ngôn ngữ chính của hội thảo: Tiếng Việt (có phiên dịch tiếng Anh)
Đơn vị tổ chức: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (VME)
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được thành lập năm 1995, mở cửa đón công chúng từ năm 1997. Bảo tàng thực hiện sứ mệnh nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản hiện vật, tổ chức trưng bày, trình diễn và hoạt động giáo dục nhằm góp phần vào công cuộc bảo tồn sự đa dạng văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới.
MỤC ĐÍCH HỘI THẢO
Trưng bày là một trong những khâu công tác quan trọng của bảo tàng, có tác dụng thúc đẩy các công tác khác. Vì vậy, trưng bày luôn đòi hỏi cao tính khoa học, thẩm mỹ, cập nhật với trình độ phát triển của khoa học và công nghệ ở mỗi quốc gia. Trưng bày bảo tàng là cầu nối giữa công chúng với các hiện vật bảo tàng. Không có trưng bày, bảo tàng chỉ là kho bảo quản, một kho lưu trữ các sưu tập đã được hệ thống hoá. Việc xây dựng ý tưởng, phát triển và đổi mới các trưng bày đóng vai trò quan trọng trong các bảo tàng, đặc biệt trong bối cảnh hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Vì vậy, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mong muốn xây dựng một môi trường trao đổi học thuật với những người làm công tác bảo tàng trong nước và quốc tế để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm cho sự phát triển bền vững bảo tàng. Theo đó, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Các phương pháp tổ chức trưng bày”.
Hội thảo là diễn đàn khoa học, nhằm trao đổi, cập nhật các quan niệm, phương pháp, và xu hướng mới trong công tác trưng bày bảo tàng trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay từ các chuyên gia bảo tàng học trong nước và nước ngoài theo hướng tiếp cận hiện đại và hội nhập quốc tế. Thông qua đó, Hội thảo góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực cán bộ của bảo tàng, chỉ ra những bài học kinh nghiệm cho các bảo tàng ở Việt Nam nói chung và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nói riêng để ứng dụng phù hợp và hiệu quả vào việc đổi mới bảo tàng vì sự phát triển bền vững trong tương lai.
Hội thảo tập trung vào 03 vấn đề chính sau:
Thứ nhất, các phương pháp tiếp cận trong xây dựng nội dung trưng bày (trưng bày theo tiếp cận bảo tàng học/dân tộc học/nhân học, trưng bày có sự tham gia của cộng đồng, trưng bày dựa vào cộng đồng, trưng bày mang tính giáo dục; trưng bày đề cao giá trị nghệ thuật/thẩm mỹ, trưng bày sử dụng công nghệ 4.0 và đa phương tiện, trưng bày ảo…).
Thứ hai, những xu hướng mới trong tổ chức trưng bày bảo tàng trên thế giới và Việt Nam.
Thứ ba, bài học kinh nghiệm cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
GỬI BÀI VIẾT
1. Bài tóm tắt và tiêu đề:
• Tiêu đề: Chủ đề bài viết liên quan đến một trong ba vấn đề chính của Hội thảo.
• Dung lượng: Tối đa 250 chữ
• Hình thức: Văn bản điện tử dạng Word. Phông chữ Times New Roman hoặc Arial. Tóm tắt cần được viết bằng 2 thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh), bao gồm nội dung chính của tóm tắt, từ khóa và các thông tin về tác giả: tên, học hàm, học vị, cơ quan công tác, số điện thoại, địa chỉ email liên lạc.
• Thời hạn nộp bài: 30/05/2020
• Ban Tổ chức sẽ xem xét và lựa chọn các đề xuất bài viết. Kết quả lựa chọn sẽ được thông báo vào tháng 6/2020.
• Xin vui lòng gửi đến hòm thư điện tử chính thức của hội thảo: [email protected]
2. Bài viết toàn văn:
• Dung lượng: Tối đa 08 trang về một trong ba vấn đề chính của Hội thảo.
• Hình thức: Văn bản điện tử dạng Word. Phông chữ Times New Roman hoặc Arial. Cỡ chữ 12. Bài viết được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
• Thời hạn nộp bài: 30/07/2020
• Xin vui lòng gửi đến hòm thư điện tử chính thức của Hội thảo: [email protected]
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM DỰ
• Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam hỗ trợ các đại biểu: tiệc chào mừng, 02 bữa ăn trưa, 03 bữa ăn nhẹ giữa giờ.
• Các bài viết tham dự Hội thảo, nếu đạt chất lượng cao, sẽ được xuất bản trên Tạp chí Bảo tàng và Nhân học.
• Các đại biểu tham dự Hội thảo tự túc các chi phí khác ngoài phần chi phí hỗ trợ nói trên.
ĐĂNG KÝ THAM DỰ HỘI THẢO
Mọi chi tiết về đăng ký tham dự Hội thảo, xin vui lòng liên hệ:
Ms. Lã Thị Thanh Thủy
Điện thoại: 0912 483 473
Email: [email protected]